Tinh dầu sả chanh và sả java khác nhau như thế nào

Trên thị trường hiện nay có 2 loại tinh dầu sả là tinh dầu sả chanh và sả java. Với những đặc tính khác nhau nên mỗi loại sẽ có công dụng và cách sử dụng riêng. Bài viết này Tinh dầu nguyên chất sẽ giúp các bạn phân biệt 2 loại tinh dầu sả chanh và sả java nhé:

I. TINH DẦU SẢ CHANH

– Được chưng cất 100% từ lá và thân cây sả chanh.

(Sả chanh là cây sả hay dùng làm gia vị nhé, không phải sả + chanh đâu)

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TINH DẦU SẢ CHANH

Như các bạn đã biết, sả chanh là cây có tinh dầu, làm gia vị và làm thuốc. Toàn bộ cây sả đều có giá trị sử dụng, lá, bẹ, thân được dùng làm gia vị tẩm ướp thực phẩm, lá sả chanh được dùng nấu nước gội đầu, có tác dụng làm sạch gầu, mượt tóc,có mùi hương dễ chịu. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cây sả chanh đã được chiết xuất thành tinh dầu sả chanh nguyên chất.Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, mùi thơm đặc trưng của citral, tinh dầu hương phẩm là chất lỏng, sánh. Tinh dầu Sả chanh là vị thuốc có tác dụng kích thích, sát trùng nên được dùng làm thuốc giải cảm, chữa đau bụng, đau dạ dầy, đau nhức đầu, ho, eczema và các bệnh đau nhức xương.

Tinh dầu sả chanh được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, tinh dầu có tính sát khuẩn, sát trùng mạnh. Sau đây là một số tác dụng của tinh dầu sả chanh:
– Tạo sự dễ chịu cho tinh thần
– Tinh dầu cầu cỏ chanh giúp giảm đau rất tốt, cỏ chanh còn trị nấm rất hiệu quả, tốt cho xương và dây chằng
– Giúp điều trị trí nhớ kém, trầm cảm, tuần hoàn kém
– Giảm độ sưng tấy do côn trùng đốt, thích hợp sử dụng cho mọi loại dầu dẫn hay massage
– Chống nấm, chống nhiễm trùng và miễn dịch tốt
– Tinh dầu Sả Chanh có tác dụng vượt trội trong việc đuổi muỗi và chữa các vết muỗi cắn rất hiệu quả.Bên cạnh đó, tinh dầu sả chanh còn được dùng làm thuốc sát trùng, diệt ký sinh trùng ngoài da, trị nấm chân, khử mùi hôi. Nếu có điều kiện bạn nên sử dụng thường xuyên với đèn xông tinh dầu Bát Tràng và dùng trong phòng.Một số cách sử dụng và liều lượng:
– Điều trị vết muỗi đốt, đuổi muỗi: Thoa trực tiếp tinh dầu Sả Chanh lên vết muỗi đốt. Khi trẻ ở nhà hoặc trước khi đi chơi, nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào gấu quần của trẻ để đuổi muỗi.
– Phòng và điều trị rôm sảy: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu Sả Chanh vào nước tắm cho trẻ mỗi ngày.
– Điều trị nấm chân, khử mùi hôi chân: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào chậu nước ấm và ngâm chân trong vòng 20-30 phút.
– Điều trị rụng tóc, giúp tóc mượt mà, kích thích mọc tóc: Sau khi gội đầu xong, để tóc ráo nước rồi bôi tinh dầu từ chân tóc xuống ngọn tóc, mát xa nhẹ nhàng da đầu. Mỗi tuần bôi tối đa 2 lần.
– Khử mùi ẩm mốc, mùi hôi, đuổi muỗi: Hàng ngày, cho 2-3 giọt tinh dầu Sả Chanh vào nước lau nhà, lau toàn bộ bề mặt sàn nhà và các khu vực muỗi trú ẩn
– Xông hơi: Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút.
– Xông hơi giải cảm: Nhỏ hỗn hợp vài giọt tinh dầu Sả Chanh + tinh dầu Hương nhu + tinh dầu Bưởi (có thể thêm vài giọt tinh dầu long não hay tinh dầu khuynh diệp) vào chậu nước nóng, dùng khăn trùm kín mặt và chậu nước, để hơi nóng tỏa lên mặt trong 15 phút, giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm. Cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu Sả Chanh vào bồn tắm nước ấm để tắm.

TINH DẦU SẢ JAVA
– Được chưng cất 100% từ lá và thân cây sả java.


Cây sả java (Sả Cỏ) – Lá nhỏ, vị đắng, không ăn được

Sả java là cây sả cỏ, mọi người thường gọi tắt là tinh dầu sả. Cây sả này là loại sả cỏ, vị đắng ko ăn được như cây sả chanh.

Công dụng: nó tương tự như công dụng của sả chanh, do đặc trưng của sả java là mùi thơm hơn, nồng đậm hơn sả chanh, mùi sả chanh dịu nhẹ hơn. Do đó, nếu dùng để khử mùi nhà bếp, toa let, lau nhà sát khuẩn, đuổi muỗi thì người ta thường dùng sả java. Còn dùng để xông phòng ngủ, giải cảm, đuổi muỗi, sát khuẩn thì dùng sả chanh tốt hơn. Do đó, sả chanh có đắt hơn sả java.

Sả chanh là cây sả mình hay dùng làm gia vị nhé, không phải sả + chanh đâu ạ, mọi người hay nhầm lẫn. Sả java là cây sả cỏ, mọi người thường gọi tắt là tinh dầu sả. Cây sả này là loại sả cỏ, vị đắng ko ăn được như cây sả chanh.