6 bước rửa tay đúng cách theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế

Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp chúng ta phòng tránh các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm như Corona. Vậy rửa tay như thế nào mới đúng cách? Hãy cùng Tinh Dầu Tâm Ngọc tham khảo 6 bước rửa tay theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế bạn nhé!

Đa số chúng ta đều rửa tay sai cách

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh. Chúng tồn tại ở mọi nơi, nhưng con người lại không thể nhìn thấy, cảm thấy hoặc ngửi thấy bằng các giác quan thông thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, chúng ta có thể loại bỏ đáng kể virus, vi khuẩn trên tay bằng cách rửa với nước sạch và xà phòng hoặc nước rửa tay.

Các bác sĩ luôn khuyên chúng ta phải rửa tay thường xuyên, bởi vì, đôi bàn tay chính là trung gian chuyên chở các mầm bệnh. Một ngày, đôi tay của bạn phải tiếp xúc, cầm nắm rất nhiều vật thể nên rất dễ bị vi khuẩn, virus bám vào. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, khi đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng, bạn đã vô tình tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Rửa tay đúng cách – nghe có vẻ đơn giản nhưng hầu hết chúng ta lại làm sai. Trang USA Today đã từng công bố kết quả một nghiên cứu được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Theo đó, có đến 97% số người tham gia nghiên cứu không rửa tay đúng cách. Những sai lầm họ thường mắc phải như không dùng xà phòng hoặc nước rửa tay, thời gian rửa tay không đủ lâu, không làm ướt tay… Đọc đến đây, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người “giật mình” vì hóa ra từ trước đến nay mình vẫn luôn rửa tay sai cách.

Khẩu trang vải 2 lớp kháng khuẩn

Rửa tay đúng cách

Rửa tay đúng cách – việc tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng

6 bước rửa tay chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Những thời điểm nào cần rửa tay?

Không chỉ đúng cách, việc rửa tay còn phải được thực hiện đúng thời điểm. Dưới đây là một số thời điểm bạn “nhất định” phải rửa tay:

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh, đặc biệt là người mắc các bệnh dễ lây truyền.
  • Trước và sau khi điều trị vết cắt, vết thương.
  • Sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc rửa ráy cho trẻ đi vệ sinh.
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc, chất thải động vật.
  • Sau khi chạm vào rác.
  • Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi…

khi nào cần rửa tay

Luôn rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh

Các bước rửa tay đúng cách với xà phòng, nước rửa tay

Nhằm giúp người dân nâng cao sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách rửa tay với 6 bước như sau:

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch. Bơm từ 3 đến 5ml dung dịch nước rửa tay hoặc chà bánh xà phòng vào lòng bàn tay, sau đó chà hai lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay.
  • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
  • Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa lại tay bằng nước sạch và lau khô.

Lưu ý: Mỗi động tác chà tay phía trên phải thực hiện ít nhất 5 lần.

6 bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Loại bỏ virus, vi khuẩn hiệu quả với 6 bước rửa tay chuẩn từ Bộ Y tế

Tham khảo một số dung dịch rửa tay được ưa chuộng nhất hiện nay:

Phòng ngừa virus, vi khuẩn với nước rửa tay khô

Rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay là cách tốt nhất để diệt khuẩn trên tay. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm việc này, nhất là khi đang ở bên ngoài. Trong những trường hợp như vậy, một chai nước rửa tay khô sẽ là giải pháp thay thế hữu hiệu.

Nước rửa tay khô (hay dung dịch rửa tay khô) là loại dung dịch rửa tay, sát khuẩn dạng xịt hoặc dạng gel (gel rửa tay khô). Khi sử dụng những sản phẩm này, bạn chỉ việc cho vào tay, thoa đều trong khoảng 30 giây mà không cần rửa lại với nước. Nước rửa tay khô thường được đóng vào chai nhỏ để dễ mang theo ra ngoài và có mùi hương dễ chịu như mùi táo, trà xanh, cam, hoa nhài…

nước rửa tay khô

Nước rửa tay khô với nhiều tiện ích khi sử dụng

Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn. Khi chọn các loại nước rửa tay khô, gel rửa tay khô, bạn nên tìm những sản phẩm có chứa cồn từ 60 độ trở nên vì hiệu quả sát khuẩn của chúng tốt hơn nhiêu so với loại có nồng độ cồn thấp hơn. Dưới đây là sản phẩm gel rửa tay khô tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn:

Nước rửa tay khô sát khuẩn Dr Kovik 500ml – Giá bán hiện tại: 99.000đ

Dung dịch rửa tay sát khuẩn Dr Kovik 500ml do Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam hợp tác cùng công ty cổ phần dược mỹ phẩm Kosna Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm có tác dụng sát khuẩn, sát trùng, bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Dr Kovik chứa chiết xuất lô hội và vitamin E nên không gây cảm giác khô da.

Nước rửa tay khô sát khuẩn Dr Kovik 500ml

Nước rửa tay khô sát khuẩn Dr Kovik 500ml

Gel rửa tay khô On1 Lotus Rice có khả năng loại bỏ đến 99,9% vi khuẩn, hỗ trợ bảo vệ gia đình bạn trong mùa dịch. Sản phẩm có hương thơm dễ chịu, chứa thành phần dưỡng ẩm cho da, giúp da không bị khô.

Hi vọng 6 bước rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã chia sẻ sẽ giúp bạn và những người thân yêu phòng ngừa vi khuẩn, virus, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh. Để được tư vấn và hướng dẫn đặt mua các loại dung dịch rửa tay, nước rửa tay khô, gel rửa tay khô, xin vui lòng truy cập vào website  hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Tinh dầu Tâm Ngọc Địa chỉ: đường Bình Than, Khả Lễ, Võ Cường, Tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Điện thoại: 0972 408 680- 036 210 5218 – 0356 287 646 Email: tamngoc.company@gmail.com – Website: http://tinhdautamngoc.com/ – Facebook: Tinh dầu, đèn Xông tinh dầu tại Bắc Ninh